Video clip
Tiện ích
du bao thoi tiet
Đang trực tuyến: 33
Tổng lượt truy cập: 663,392
Bản tin nông nghiệp 18h30 Giá cả hàng nông nghiệp Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Viruts nCoV Truyền thông về ATTP

Phát triển sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao - Bài 1: Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

CCQLCL 03/10/2016

Đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao hiện nay là mối quan tâm không chỉ của người sản xuất mà còn cả các đơn vị chức năng, trong đó có doanh nghiệp. Do đó, để tạo nên sức bật lâu dài, cũng đã có nhiều doanh nghiệp bắt tay với nông dân đã làm ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có thể phục vụ xuất khẩu.

Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa

Liên kết để sản xuất 
Hai tiêu chuẩn chất lượng đặt ra cho các mặt hàng nông sản Việt Nam hiện nay là VietGap và GlobalGap. Tuy nhiên, sản phẩm đạt chất lượng theo GlobalGap có phần khó khăn và ngặt nghèo hơn so với tập quán sản xuất lâu nay của nông dân. Thế nhưng cũng đã có nhiều hộ nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không quản khó khăn vượt qua 252 tiêu chí; trong đó có 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, các tiêu chí còn lại tuân thủ 95% sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho thị trường. 
Theo chân cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đến Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Tân Tiến, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, chúng tôi được nghe các nông dân kể về quá trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGap. 
Theo ông Võ Thành Nhơn, Phó tổ trưởng Tổ hợp tác, cả tổ có 7 thành viên với diện tích sản xuất hơn 34 ha lúa. Bắt đầu sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap từ năm 2010, các thành viên gặp không ít khó khăn trong việc ghi chép nhật kí sản xuất. Mỗi khi phát hiện sâu, rầy hại lúa nông dân cũng lúng túng vì không được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, tất cả đều làm theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp và nhân viên kĩ thuật của Công ty TNHH Tấn Vương (đơn vị thu mua sản phẩm). Ông Nhơn chia sẻ, sau những vất vả, lo lắng thì kết quả cũng nở hoa. Với phương pháp canh tác sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc vi sinh tăng 4 lần và lượng phân vô cơ giảm 4 lần đã giúp cho các hộ nông dân giảm chi phí sản xuất 2 triệu đồng/ha. Ngoài ra, sản phẩm sau khi kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu có giá cao hơn thị trường 500 – 1.000 đồng/kg, mỗi hộ sản xuất cũng được thưởng 10% trên tổng sản lượng cho cánh đồng chất lượng. 
Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại sản phẩm hoa màu, cây ăn trái cũng đã đi theo hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, phục vụ nhu cầu thiết yếu của thị trường. Điển hình như các hộ sản xuất hoa màu tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang hiện đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap để cung cấp cho các hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu resort,… 
Anh Lê Thanh Hoàng, chủ vườn 2,6 ha tại ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Hòa, huyện Giống Riềng, Kiên Giang cho biết, trước đây gia đình anh chỉ sản xuất lúa, và bắt đầu liên kết với Công ty Nông trại sinh thái Ecofarm sản xuất cà, ớt, đậu đũa, dưa chuột, mướp đắng, bầu, bí theo tiêu chuẩn VietGap từ năm 2012. Cũng từ thời gian này, anh phải tuân thủ nghiêm ngặt quy cách sản xuất, phun, xịt thuốc vi sinh theo hướng dẫn. Thời gian đầu anh gặp nhiều khó khăn trong ghi chép tên thuốc, ngày phun xịt thuốc, ngày bón phân... Nhưng càng về sau, điều này trở thành thói quen vì nhờ nó anh có thể tính toán cụ thể chi phí sản xuất mà trước đây anh không quản lý được. Với cách làm này anh có thể bán được sản phẩm cao hơn giá thị trường từ 500 – 1.000 đồng/kg. Kết thúc mỗi vụ anh tính được lợi nhuận từ 35-40 triệu đồng/ha. Nhận thấy được tính hiệu quả trên hoa màu, anh Hoàng cũng đã áp dụng cách sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap trên cây lúa và anh cũng đã thành công trong việc giảm chi phí sản xuất. 
Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa
                    Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Chia sẻ lợi ích 
Đối với những sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao thì việc tiêu thụ cũng sẽ là vấn đề lớn cho các hộ nông dân. Trước yêu cầu nguồn thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sản xuất đã có không ít doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư lâu dài với người sản xuất để tạo tập quán sản xuất cho chất lượng ổn định. 
Ông Lý Văn Sơn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm cho biết, hiện nay Ecofarm đã liên kết với nông dân các tỉnh Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang… sản xuất 1.000 rau màu, lúa, ngô, tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, các hộ nông dân chỉ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên phải tập hợp họ lại theo từng hợp tác xã hoặc tổ hợp tác mới có thể hướng dẫn phương thức sản xuất, cũng như dễ dàng trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ thu hoạch. 
Khi tiến hành đầu tư và liên kết với nông dân, chấp nhận thu mua giá cao hơn thị trường cũng có nghĩa doanh nghiệp phải có một phương án kinh doanh khác biệt, đó là thay vì bán với số lượng lớn, giá buôn thì doanh nghiệp phải tìm đầu ra với giá lẻ mới đảm bảo nguồn thu để liên kết lâu dài. Trong đó, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải sâu sát với thực tế. Dù khó khăn trước mắt, nhưng chỉ cần những nông dân có đủ nhiệt huyết theo đuổi phương thức sản xuất mới, an toàn, hiệu quả với môi trường, trả lại cho đất những gì họ đã lấy đi để tạo ra sản phẩm thực phẩm thì Ecofarm sẽ tiếp tục đồng hành và liên kết - ông Sơn chia sẻ. 
Bên cạnh đó, sự liên kết này cũng nhằm mục đích giúp cho nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng phải thay đổi ý thức canh tác, từ đó mới tạo được lòng tin vững chắc với người tiêu dùng trong nước. Khi xây dựng được lòng tin ở thị trường trong nước thị việc hướng đến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, chiếm được lòng tin với người tiêu dùng quốc tế cũng sẽ dễ dàng hơn. 
Theo ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, mục đích chính của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, từ đó tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó khi có sản phẩm an toàn cho tiêu dùng, người nông dân cũng tạo được niêm tin, từ đó đứng vững trên chính mảnh ruộng sản xuất, để phát triển bền vững.

 

(TTXVN)
thu tuc hanh chinh thu dien tu van ban phap luat td office Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Viruts nCoV
Thăm dò ý kiến
Ý kiến bình chọn website:
  • Kết quả
Nhuyễn Thể 2 Mảnh vỏ Không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã, quý hiếm Nông sản an toàn Thanh Hóa
 

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN THANH HÓA

Địa chỉ: Số 17 - Dốc Ga - Phường Phú Sơn - TP. Thanh Hóa

Điện thoại: 0373.942.301 - Email: ccqlclnlts.snnptnt@thanhhoa.gov.vn

Copyright © 2016. Thiết kế bởi Villa FLC Sầm Sơn

Chung nhan Tin Nhiem Mang