Video clip
Tiện ích
du bao thoi tiet
Đang trực tuyến: 19
Tổng lượt truy cập: 663,410
Bản tin nông nghiệp 18h30 Giá cả hàng nông nghiệp Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Viruts nCoV Truyền thông về ATTP

Kết quả thực hiện Đề tài Khoa học công nghệ “Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh T

Mô hình dịch vụ hậu cần (MH DVHC) cho nghề khai thác xa bờ tại tỉnh Thanh Hoá có sự hiện diện của 3 dạng mô hình: mô hình truyền thống (bao gồm tàu khai thác đơn lẻ hoặc khai thác theo tổ /đội); mô hình luân phiên vận chuyển sản phẩm; mô hình tàu mẹ - tàu con. Với mục tiêu nghiên cứu là đưa ra mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá có hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn phù hợp với điều kiện nghề cá xa bờ tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian 02 năm triển khai đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình DVHC cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Thanh Hoá”, đề tài đã tiến hành khảo sát một cách khoa học và đầy đủ các số liệu có liên quan tại 6 huyện thị, thành phố ven biển; 15 xã có nghề cá phát triển; các cảng cá, bến cá với 211 phiếu phỏng vấn về: số lượng và cơ cấu đội tàu theo nghề, theo công suất; sản lượng khai thác và mùa vụ khai thác; hiệu quả (kinh tế-xã hội); thông tin về các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá của hai nghề chính là nghề lưới vây và nghề giã kéo; thông tin về cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá (số cảng cá, bến cá, khu neo đậu, khu tránh trú bão), thông tin chủ nậu, công ty thu mua, sơ chế  và chế biến thủy sản; các thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá; đồng thời cử cán bộ đi thu thập số liệu 04 chuyến biển của nghề lưới vây, nghề giã kéo về hoạt động của các mô hình để làm cơ sở xây dựng mô hình lý thuyết và tổ chức hội thảo lựa chọn mô hình có hiệu quả phù hợp với điều kiện của nghề cá tỉnh Thanh Hóa là mô hình tàu mẹ - tàu con. Mô hình tàu mẹ - tàu con nghề lưới vây là 01 tàu mẹ và 07 tàu con; nghề giã kéo là 01 tàu mẹ và 08 tàu con. Tiến hành thử nghiệm mô hình tàu mẹ - tàu con đối với nghề lưới vây trong 04 chuyến biển. Kết quả cụ thể như sau:

1. Hiện trạng cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá ở khu vực Thanh Hóa

Hoạt động cung cấp dich vụ hậu cần nghề cá ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay còn khá hạn chế và bộ lộ nhiều bất cập:

- Các cảng cá, bến cá tuy được xây dựng ở hầu hết các huyện ven biển, tuy nhiên tại các cảng, bến cá này vẫn chưa phát huy hết công suất, điều này gây lãng phí lớn cho việc đầu tư quy mô cũng như công năng khai thác của cảng. Nguyên nhân là do bố trí thiếu các cơ sở dịch vụ hậu cần ngay tại các cảng cá, bến cá như: Cơ sở sane xuất đá lạnh, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa tàu thuyền, các cơ sở cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá …..

- Khả năng cung ứng nhiên liệu, vật tư ngư cụ, nước đá chỉ mới đáp ứng yêu cầu sản xuất ở mức thấp. Đặc biệt là dịch vụ cung ứng nước đá có chất lượng rất ít, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ngay cả thiếu đá lạnh trầm trọng trong những ngày nghỉ tết, gió mùa, bão gió … tàu cá tập trung nhiều về cảng cá làm cho tàu phải nằm bờ chờ nhiều ngày.

- Phần lớn việc tiêu thụ sản phẩm khai thác ở khu vực này đều thông qua chủ các cơ sở dịch vụ hậu cần (tàu dịch vụ, doanh nghiệp) dưới hình thức: Thu mua sản phẩm trực tiếp từ các tàu khai thác sau đó sơ chế, chế biến rồi bán ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu; thu mua sản phẩm giá thấp rồi bán sản phẩm tại các cảng với giá cao để hưởng tiền chênh lệch.

 

2. Hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá tại Thanh Hóa

Tại tỉnh Thanh Hoá hiện có 3 dạng MH DVHC nghề cá: mô hình truyền thống; mô hình luân phiên vận chuyển sản phẩm; mô hình tàu mẹ - tàu con.

Các MH DVHC nghề cá ở Thanh Hóa còn một số tồn tại và hạn chế như: Hầu hết các mô hình này đều hình thành một cách tự phát, thiếu cơ sở khoa học nên mức độ liên kết giữa các thành viên trong mô hình thiếu chặt chẽ và tính bền vững; số lượng mô hình phát triển còn hạn chế; việc mua bán chủ yếu thỏa thuận bằng miệng thiếu tính pháp lý; khâu dịch vụ hậu cần (thu mua sản phẩm, cung ứng vật tư, nhu yếu phẩm ..) chưa đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất; an toàn, an ninh trong hoạt động ngoài biển chưa được đảm bảo nhất là đối với mô hình truyền thống; giá bán sản phẩm chủ yếu còn dựa vào các chủ doanh nghiệp thu gom.

Trong số các MH DVHC ở tỉnh Thanh Hóa thì mô hình dạng tàu mẹ - tàu con hoạt động cho hiệu quả tốt nhất. Số ngày hoạt động, năng suất khai thác, lợi nhuận ròng, năng suất lao động của các tàu tham gia trong các mô hình dịch vụ hậu cần dạng tàu mẹ - tàu con đạt cao hơn các tàu trong mô hình luân phiên vân chuyển; mô hình truyền thống cụ thể như sau:

TT

Loại mô hình

Nghề khai thác

Số ngày hoạt động

(ngày/ năm)

Năng suất khai thác

(Kg/ngày)

Lợi nhuận ròng

(1000đ/năm)

Năng suất lao động

(1000đ/năm)

1

MH tàu mẹ - tàu con

Lưới vây

212

1.348

915.247

53.014

Nghề lưới kéo

191

1.216

740494

59.393

Tàu dịch vụ

198

-

1.379.789

45.386

2

MH luân phiên vận chuyển SP

Lưới vây

191

1.326

883.044

45.294

Nghề lưới kéo

-

-

-

-

3

MH truyền thống (MH đơn lẻ)

Lưới vây

162

1.257

597.719

34.761

Nghề lưới kéo

180

1.154

650.566

37.974

Tàu dịch vụ

191

-

1.154.466

40.161

 

3. Nghiên cứu xây dựng MH DVHC cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Thanh Hóa

Căn cứ kết quả điều tra thực trạng và khảo sát sản xuất trên biển, nhóm cán bộ đề tài đã nghiên cứu tính toán và xác định số lượng tàu thuyền tham gia mô hình DVHC cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở tỉnh Thanh Hóa như sau:

TT

Mô hình DVHC

Nhóm nghề

Chu kỳ khai thác

(ngày)

Số tàu cần thiết trong mô hình (tàu)

Tàu mẹ

Tàu con

1

Mô hình luân phiên

Nghề lưới giã kéo

-

-

-

Nghề lưới vây

5

01

05

2

Mô hình tàu mẹ - tàu con

Nghề lưới giã kéo

5

01

08

Nghề lưới vây

5

01

07

Phương thức hoạt động, Quy chế hoạt động của mô hình được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, trên cơ sở bàn bạc công khai, dân chủ dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

4. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm mô hình tàu mẹ - tàu con cho nghề lưới vây khai thác hải sản xa bờ.

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm MH DVHC dạng tàu mẹ - tàu con cho nghề lướu vây đạt được kết quả khá tốt cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Sản lượng thu trung bình  của tàu mẹ đạt 48.811 kg/tàu/chuyến vụ cá bắc, 52.576 kg/tàu/chuyến vụ cá nam; tương đơng với lợi nhuận 63,883 trđ/tàu/chuyến vụ cá bắc, 49,566 trđ/tàu/chuyến vụ cá nam. Năng suất khai thác của tàu con 1.235 kg/tàu/ngày vụ cá bắc, 1.351 kg/tàu/ngày vụ cá nam; tương đương với lợi nhuận 122,143 trđ/tàu/chuyến vụ cá bắc, 109,643 trđ/tàu/chuyến vụ cá nam. Các tàu tham gia mô hính cũng đã nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng năng suất lao động và giảm được tình trạng ép giá sản phẩm, đảm bảo an toàn an ninh khi hoạt động trên biển ….

5. Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Thanh Hóa

Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được và thực tế thử nghiệm mô hình dịch vụ hậu cần dạng tàu mẹ - tàu con trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhóm cán bộ đề tài đề xuất mo hình DVHC nghề cá phù hợp cho nghề khai thác hải sản xa bờ lừ mô hình dạng tàu mẹ - tàu con, trong đó yêu cầu của tàu mẹ và tàu con trong mô hình như sau:

Nhóm nghề

Yêu cầu đối với tàu

Số ngày trong một chu kỳ khai thác (ngày)

Số tàu cần thiết trong một MH (tàu)

Nghề lưới giã kéo

Tàu mẹ

5

01

Tàu con

8

Nghề lưới vây

Tàu mẹ

5

01

Tàu con

7

 

- Yêu cầu đối với tàu mẹ:

+ Số lượng: 01 tàu; công suất tàu: ≥ 500cv; trọng tải tàu: ≥70 tấn.

+ Thời gian hoạt động của tàu mẹ: Khi thu mua trên biển là  ≤ 5 ngày để đảm bảo sản lượng khai thác của tàu con ngày đầu cho đến khi về bến là ≤ 7 ngày.

+ Tàu mẹ cung ứng bù bao gồm nước đá; dầu, nhớt, nước ngọt và lương thực, thực phẩm theo yêu cầu của tàu con.

-  Yêu cầu đối với tàu con:

+ Nghề lưới vây: Số lượng: 07 tàu; Công suất: ≥ 300cv; Trọng tải: ≥ 40 tấn

+ Nghề giã kéo: Số lượng: 08 tàu; Công suất: ≥ 300cv; Trọng tải : ≥40 tấn

6. Một số kiến nghị:

- Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm mô hình tàu mẹ - tàu con cho nghề giã kéo khai thác xa bờ để hoàn thiện mô hình, phù hợp với điều kiện thực tế khai thác của cộng đồng ngư dân tỉnh Thanh Hóa.

- Chính quyền và cơ quan quản lý nghề cá địa phương cần có các chính sách khuyến khích các công ty xuất khẩu và chế biến thủy sản thu mua sản phẩm ổn định cho ngư dân.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các tàu tham gia mô hình mô hình dịch vụ hậu cần dạng tàu mẹ - tàu con. Đặc biệt, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho các tàu tham gia mô hình.

- Đào tạo, tập huấn và tuyên truyền cho ngư dân (bao gồm cả tàu mẹ và tàu con) về chuyên môn, kỹ thuật khai thác, quy trình thực hiện mô hình, cách thức tham gia mô hình và lợi ích của việc tham gia mô hình.

- Cần có chính sách nâng cấp các cảng cá, bến cá đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng các trang thiết bị, xăng dầu, đá lạnh, lưới sợi, cơ sở sữa chữa tàu thuyền ngay tại các cảng cá, bến cá.

- Tăng cường, nâng cao năng lực và vai trò quản lý, điều hành sản xuất của các cơ quan quản lý thủy sản Địa phương.

Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện Đề tài:

 

thu tuc hanh chinh thu dien tu van ban phap luat td office Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Viruts nCoV
Thăm dò ý kiến
Ý kiến bình chọn website:
  • Kết quả
Nhuyễn Thể 2 Mảnh vỏ Không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã, quý hiếm Nông sản an toàn Thanh Hóa
 

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN THANH HÓA

Địa chỉ: Số 17 - Dốc Ga - Phường Phú Sơn - TP. Thanh Hóa

Điện thoại: 0373.942.301 - Email: ccqlclnlts.snnptnt@thanhhoa.gov.vn

Copyright © 2016. Thiết kế bởi Villa FLC Sầm Sơn

Chung nhan Tin Nhiem Mang