Video clip
Tiện ích
du bao thoi tiet
Đang trực tuyến: 10
Tổng lượt truy cập: 625,659
Bản tin nông nghiệp 18h30 Giá cả hàng nông nghiệp Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Viruts nCoV Truyền thông về ATTP

Ngộ độc do botulinum: Thức ăn nào dễ bị, làm sao tránh?

Ngộ độc do botulinum: Thức ăn nào dễ bị, làm sao tránh?

 

TTO - Người dân cần chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá... Bộ Y tế khuyến cáo.

Ngộ độc do botulinum: Thức ăn nào dễ bị, làm sao tránh? - Ảnh 1.

Bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn patê Minh Chay được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.

Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Trường hợp ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.

Thịt hộp là loại thực phẩm cổ điển gây ngộ độc, do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt. Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo đều có thể dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.

Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.

Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.

 

Để phòng chống ngộ độc do botulinum, người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Người dân cần thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).

Người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).

Bên cạnh đó, cần ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).

Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

https://tuoitre.vn/ngo-doc-do-botulinum-thuc-an-nao-de-bi-lam-sao-tranh-20200909074758774.htm

                              

 

Nguồn: Báo Tuổi trẻ online
thu tuc hanh chinh thu dien tu van ban phap luat td office Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Viruts nCoV
Thăm dò ý kiến
Ý kiến bình chọn website:
  • Kết quả
Nhuyễn Thể 2 Mảnh vỏ Không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã, quý hiếm Nông sản an toàn Thanh Hóa

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN THANH HÓA

Địa chỉ: Số 17 - Dốc Ga - Phường Phú Sơn - TP. Thanh Hóa

Điện thoại: 0373.942.301 - Email: ccqlclnlts.snnptnt@thanhhoa.gov.vn

Copyright © 2016. Thiết kế bởi Villa FLC Sầm Sơn